Nuôi yến trong nhà để lấy tổ đang trở thành một nghề đem lại lợi nhuận lớn cho một số nước Đông Nam Á, thế nhưng đối với nước ta hiện vấn đề này còn ở dạng tiềm năng, còn nhiều cánh cửa để mở.

THI TRUONG YEN, LỢI ÍCH TỪ VIỆ NUÔI CHIM YẾN, THU LỢI TỪ VIỆC NUÔI CHIM YẾN, NUÔI HCIM YẾN CÓ LỢI ÍCH GÌ


Xây dựng một nhà nuôi chim yến làm tổ và thu lợi từ việc bán tổ dùng làm món ăn bổ dưỡng là một ý tưởng tuyệt hảo, mang lại nhiều lợi nhuận. Loại hình trang trại hay nhà nuôi yến nhân tạo rất thích hợp với nhiều khu vực địa lý tại các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Indonesia. Tổ chim yến được xem là vàng trắng của thế giới động vật. Mỗi tổ chim yến loại 1 có thể bán được hơn 50 RM (tiền Malaysia, khoảng 20 USD) ở Malaysia. Mỗi bốn tháng lại thu hoạch một lần, và nếu trại yến có 1.000 tổ trở lên, doanh thu sẽ rất đáng kể. Sau mỗi mùa thu hoạch, số tổ chim thu ở mùa sau lại tăng từ 5-10%. Chủ nhân cũng không phải làm gì cả trong thời gian giữa hai kỳ thu hoạch, ngoài việc mỗi tháng một lần đến kiểm tra hệ thống tạo âm thanh, tạo mùi để thu hút chim và thiết bị duy trì ẩm độ, nhiệt độ cho trại yến.

Chim yến nhỏ (Swiftlets) tổ trắng Đông Nam Á là một loài chim độc đáo nhất trên thế giới. Tổ của nó chứa nhiều chất bổ dưỡng, có giá trị thương mại cao. Loại Yến nhỏ này bay rất nhanh và có thể bay liên tục 40 giờ không nghỉ. Chúng gần như không đậu trừ khi treo bám trên tổ để ngủ và nuôi con. Chúng làm tổ trong hang động khe nứt của các núi đá vôi ven bờ biển hoặc ở các đảo, tổ nặng 7-15 gam.

Chim Yến nhỏ ăn côn trùng, bay trong không khí, sống thành cặp, mỗi lần đẻ 2 trứng, ấp trong 25 +- 3 ngày, chim non sau 45 ngày thì bay được và tuổi thọ khoảng 12 năm.Loài chim Yến cho tổ trắng này có tên khoa học là Acrodamus fuciphagus (còn gọi là Collocalia fuciphaga) thường thấy ở Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan. … loài này chia ra 1 số phân loài. Phân loài sống trong hang động ở miền trung Việt Nam.

Cung cấp sản phẩm Yến sào chính hiện nay là A.f.gernani (thường gọi là yến…). còn phân loài sản xuất yến sào chính tại Indonesia la A. f. fuciphagu.Trong 30 nam qua, giá tổ yến không ngừng tăng,từ 10USD/kg (năm 1975) lên 400USD/kg (năm 1995) và hiện nay là 1.600 -1.800 USD/kg.Cho đến nay, nhu cầu tổ Yến trên thế giới khoảng 200 tấn/1năm,sự cung cấp chỉ mới đáp ứng trên một nữa yêu cầu của thị trường.Indonesia là nước cung cấp nhiều nhất (chiếm 70% tổng sản lượng), tiếp đến là Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam…Thị trường tiêu thụ lớn nhất là Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc,Đài Loan, ngoài ra còn có Mỹ, Canada, Úc, châu Âu, nơi có nhiều người Hoa sinh sồng.Sản suất tổ Yến ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các hang động tự nhiên, sản lượng hàng năm khoảng 3.5 tấn, tập trung nhiều nhất ở Khánh Hoà, khoảng 2,2 -2,5 tấn (chiếm hơn 60%), tiếp đến là Quảng Nam và Bình Định, mỗi tính khoảng 600 -700 kg, ngoài ra Côn Đảo, Quảng Bình (trước đây) cũng có thu hoạch hàng chục kilôgam mỗi năm. Theo tài liệu công bố chính thức, đàn Yến Việt Nam có 750.000 con, trong khi đó Inđonesia có đến 45 triệu con.

Trên thực tế, tiềm lực về nghề Yến hang động của ta còn nhiều, dọc bờ biển Khánh Hoà có 30 hang, Bình Định 17 hang. Phù Yên 34 hang, trong đó có những hang đa và đang có Yến sinh sống, nhưng do đàn yến không được bảo vệ tốt nên dần dần bị mất đi. Sự gia tăng các loài dơi và yến cỏ, sự khai thác bất hợp lý và phá hoại môi trường thiên nhiên ven biển của con người… cũng là những nguy cơ làm giảm rõ số lượng quần đàn yến trong các hang động ở 1 số tỉnh.Thu hoạch tổ yến trong các hang động là một nghề cha truyền con nối với nhiều hiểm nguy. Vả lại, việc con người can thiệp quá sâu vào thiên nhiên chưa chắc đã góp phần phát triển bền vững hệ động vật hoang dã này.

Bởi thế trong thời gian gần đây, ngoài việc thu hoạch yến tự nhiên, việc phát triển thành công nghề nuôi yến trong nhà ở một số nước trong khu vực đã mở ra một triển vọng mới để giải quyết khó khăn trên. Từ những chim yền đến làm tổ trong nhà 1 cách ngẫu nhiên, người ta đã nghĩ ra cách dụ yến từ các hang động ngoài biển về cư trú trên đất liền. indonesia đã phát triển nghề này sớm nhất, cách đây khoảng 30 năm, đến nay đã có 10.000 ngôi nhà yến, với sản lượng loại tổ yến trắng (nuôi tại nhà) là 80-100 tấn/ năm, riêng vùng pulan trên đảo Java đã sản xuất được 55 tấn/năm. Tại Malaysia, nghề này đang bắt đầu phát triểnmạnh (những lộn xộn về sắc tộc trong đợt khủng hoảng kinh tế năm 1997 đã khiến một số chủ nuôi yến ở Indonesia chuyển sang đầu tư và sinh sống ở Malaysia), đến nay với 1.000 ngôi nhà yến, đã sản xuất được gần 10 tấn/ năm. Tại Thái Lan, gần khu vực đầm rừng ngập mặn lớn nhất nước này – thị trấn Pak Panang (cách Bangkok 580 km về phía Nam) với 2 vạn dân đã có một  “phố chim yến” với gần 100 nhà nuôi yến (tuy vậy, bất chấp mọi cách dụ nhữ khác nhau, hiện tại chỉ có 30 nhà chim vào làm tổ). Nhờ nắm được công nghệ, ông Suthi Noppakun, một cư dân trong thị trấn hiện nay thu hoạch mỗi tháng được 30-50 kg tổ yến.Nuôi yến trong nhà đang trở thành một nghề kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn cho các hộ cá thể ở vùng ven biển Đông Nam Á.

Nhưng để có những thành công ắt phải có những bí quyết công nghệ. Trong những năm gần đây, một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi yến đã được sản xuất bằng tiếng Indonesia, Anh, Trung và cả bằng tiếng Việt. Tiến sĩ Li Nugroho, sau khi quan sat 624 ngôi nhà yến của Indonesia đã viết hàng chục cuốn sách về nuôi yến nhà, đồng thời mở các lớp đào tạo về nuôi yến cho hàng ngàn người và hiện tại đã trở thành một chuyên gia nổi tiếng.
Những kiến thức đã được phổ biến cho thấy, vùng kiếm ăn của chim phải có 50% cây thấp (dưới 1m), 30% cây cao (trên 5m), 20% là mặt nước; nhà yến phải được xây dựng tại các vùng không cần xa chổ yến trú ngụ (như hang động hoặc nhà đă có yến ở quá 5-8 km, dưới đường chim bay, vùng chim kiếm mồi và không cao quá 500 m so với mặt biển. Nơi ở của chim phải có ánh sáng từ mờ tối đến tối (0,02-0,06 lux), nhiệt độ không khí từ 27 đến 31ºC (tối ưu là 28ºC), âm độ 70-95% tối ưu là 80%. Ngoài ra ,việc lựa chọn vị trí nhà nuôi trong môi trường, thiêt kế nhà nuôi, vị trí thích hợp cho lỗ ra vào của chim, thông gió, tất cả đều phải có lời giải tối ưu để thuần hoá loài chim hoang dã này và mang lại năng xuất cao. Cuối cùng, lại phải biết cách dụ yến vào làm tổ trong nhà, biết cách thu hoạch tổ yến hợp lý và cách giải quyết vấn đề dịch hại. Khi yến đã làm tổ trong nhà rồi, thì việc quản lý nó không khó khăn, bởi vì tuy ở trong nhà, chim yến vẫn kiếm ăn ngoài tự nhiên. Theo các tài liệu đã công bố, cho tới nay  chim yến chưa chấp nhận thức ăn nhân tạo.Khi phát triển nghề nuôi yến trong nhà ở Malaysia,cũng có những lập luận lo ngại rằng. Việc dẫn dắt chim yến từ hang động đến các môi trường mới trong nhà, sẻ làm cho đàn yến tự nhiên giảm số lượng, mặt khác cũng dẫn đến sự cạnh tranh thức ăn trong thiên nhiên làm ảnh hưởng đến sự phát triển đàn yến nói chung, hoặc gay nên ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề này đã sớm được giải quyết tại Malaysia nhờ biết cách thu hoạch tổ tối ưu và có các thiết bị kỹ thuật cho phép. Vấn đề thức ăn cũng được giải quyết như: trồng thêm xung quanh nhà yến những loại cây mà yến ưa thích, tạo môi trường thích hợp, biện pháp gay nuôi và tăng thêm các loại côn trùng làm thức ăn cho chim.

Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường Malaysia cùng với cơ quan phụ trách cuộc sống hoang dã đă tổ chức một hội thảo vào năm 2001, khuyến khích dân chúng mạnh dạn bước vào nghề sản xuất kinh doanh tổ yến và có những hướng dẫn để thúc đẩy việc này. Để có bước đi bền vững, không ngừng bảo tồn và phát triển đàn yến, một số cơ quan khoa học cũng tiến hành song song những nội dung còn bỏ ngỏ như chất dẫn dụ, phát triển nguồn thức ăn tự nhiên, phân loại chim, điều tra môi trường, khu vực kiếm ăn, xác định con đường tối ưu để bảo vệ và phát triển đàn yến…Hiện tượng chim yến vào làm tổ trong nhà gần đây đã xuất hiện tại một số vùng ven biển miền Trung và miền Nam nước ta. Tại Nha Trang, Phan Rang, Tuy Hoà có ba nhà yến với số lượng chim khoảng vài trăm cá thể mỗi nơi. Ngoài ra, tại Đà Nẵng, Quãng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cà Mau cũng có yến đến và làm tổ trong nhà, có nơi chủ nhà thường xuyên thu hoạch tổ để bán từ những năm 70.

Khác với các tư liệu trong vùng về phân loại yến nuôi trong nhà đã khá rõ ràng, thì tại Việt Nam, dù cho đã có một vài công bố, nhưng danh pháp phân loại của loài yến làm tổ trong nhà vẫn còn bỏ ngỏ bởi các tư liệu đưa ra chưa có góc mẫu, chưa rõ lứa tuổi, so sánh vùng địa lý, số lượng mẫu còn ít, nhất là chưa có các thông số dựa trên phương pháp phân loại hiện đại ( sinh học phân tử), Trong khi đó, loài yến nhỏ này là nhóm chim khó nhất về mặt phân loại, tên đồng nghĩa rất nhiều. Riêng phân loài A.f.fueiphagus còn có tên là A.f. amechanus hoặc A.f.vestitus và hơn 10 tên gọi khàc nhau. Phân loại A.f.germani cũng có 4 tên đồng nghĩa. Và tư liệu phân tích gen cùa các giá nước ngoài cho thấy sự khác nhau về gen giữa 2 phân loài này là 1,8%, trong khi đó trong cùng một phân loài là nhỏ hơn 0,5%.

Đây là những vấn đề cơ bản chẳng những về mặt học thuật mà còn giúp xác định nguồn gốc phân loài yến nuôi trong nhà hiện nay ở nước ta.Tuy nhiên dù chúng từ đâu đến, nuôi yến trong nhà đang trở thành một hiện thực ở nước ta, cần khẩn trương bắt tay nghiên cứu công nghệ để nghề này sớm trở thành sớm trở thành một hướng phát triển kinh tế giống như ở một số nước láng giềng.
Hy vọng rằng, tới đây với sự quan tâm của các cơ quan hữu trách, sự góp sức của của xã hội, chúng ta sẽ tạo thêm được 1 nghề mới, đem lại công ăn việc làm cho nhiều hộ dân, tăng thêm nguồn lợi xuất khẩu cho nước nhà.


TỔ YẾN BÌNH DƯƠNG

LIÊN HỆ: 0919 390 368 - 01632 576 426 A. HÙNG